This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Chế độ ăn cho người bệnh gút

Gút là một bệnh dạng thấp gây đau do lượng axit uric cao trong máu. Trong khi sự mất cân bằng trong bài tiết ở thận có thể gây bệnh gút, thì một số loại thực phẩm chứa nhiều purin cũng là tác nhân gây bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán bị gút, hãy tuân theo những lời khuyên về chế độ ăn uống dưới đây của các bác sĩ dinh dưỡng:

Tránh hoàn toàn đồ uống có cồn

Bạn cần tránh hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu khi bị gút. Rượu khiến thận bài tiết cồn thay vì axit uric, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu dẫn tới cơn gút. Bia chứa nhiều purin và do vậy có mối liên quan mạnh mẽ với gút. Hàm lượng cồn và men bia trong bia cũng có thể là tác nhân gây gút.

Hạn chế dùng nước ngọt và nước ép đóng hộp

Bạn cũng cần hạn chế uống nước ngọt và nước ép trái cây đóng sẵn vì chúng được làm ngọt bằng siro bắp với hàm lượng fructose cao. Một nghiên cứu công bố trên tờ Journal of American Medical Association chỉ ra rằng siro bắp dẫn tới tăng nguy cơ gút.

Không ăn protein động vật

Protein động vật chứa nhiều purin, tiền thân của bệnh gút. Nó cũng có thể khiến bạn bài tiết nhiều axit uric, tác nhân gây bệnh gút. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Ăn nhiều hải sản cũng có liên quan tới nguy cơ bệnh gút cao hơn. Ngoài ra, ăn quá nhiều protein từ động vật cũng có thể dẫn tới ung thư.

Ăn nhiều protein thực vật hơn

Các protein thực vật như các loại đậu có thể rất tốt cho bạn nếu bạn đang bị gút. Chúng chứa ít purin và việc biến chúng trở thành thành phần chính trong chế độ ăn sẽ giúp tránh các purin trong protein động vật.

Hạt hướng dương và hạt lanh là 2 nguồn protein thực vật chứa ít purin nhất.

Lựa chọn sữa ít béo

Quá nhiều chất béo no trong chế độ ăn có thể làm giảm khả năng loại bỏ axit uric. Vì vậy bạn cần cắt giảm chất béo bão hòa như các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo vì chúng có liên quan với giảm lượng axit uric.

Ăn nhiều quả anh đào

Ăn nhiều quả anh đào có thể ức chế enzym gây viêm, cũng như giảm lượng axit uric trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y, ĐH boston đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng ăn ít nhất là 10 quả anh đào mỗi ngày giúp bảo vệ chống lại cơn gút tái phát.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Phòng tránh loãng xương tuổi mãn kinh

Mẹ cháu năm nay 51 tuổi, vừa rồi bị vấp cầu thang ngã bị gãy xương cổ tay phải đeo nẹp cố định, bác sĩ kết luận nguyên nhân do bị loãng xương. Xin quý báo cho biết cách phòng tránh căn bệnh này.

Nguyễn Hải Anh(Vũng Tàu)

Bệnh loãng xương là bệnh lý làm xương yếu dần và gây hậu quả xương giòn và dễ gãy. Nếu bị loãng xương thì nguy cơ bị gãy xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi, cột sống và cổ tay rất dễ xảy ra. Ở độ tuổi của mẹ cháu, loãng xương hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là do cơ thể đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng hormon estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm sẽ làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể và làm cho xương yếu và giòn.

Mãn kinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây loãng xương; nguyên nhân tiếp theo có thể do phải phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất estrogen). Tuy nhiên, mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như dùng corticoid quá liều và kéo dài, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn...

Để đề phòng chứng loãng xương, mẹ cháu nên bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày như: hải sản, sữa... Tập luyện thường xuyên nhẹ nhàng các môn thể dục như đi bộ, chạy... để giúp tăng độ bền của xương... Để chữa trị chứng loãng xương, mẹ cháu cần đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn dùng thuốc, cách tập luyện cũng như ăn uống hợp lý.

BS. Ngọc Lan